Quy trình thu hồi sản phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Cá nhân, tổ chức khi muốn kinh doanh, buôn bán thực phẩm trên thị trường cần phải xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho mặt hàng mình kinh doanh. Khi thực phẩm không đảm bảo an toàn, nếu bị phát hiện sẽ bị thu hồi và xử lý.

Dưới đây sẽ là những chia sẻ của các chuyên viên thực hiện dịch vụ xin giấy phép giấy chứng nhận an toàn thực phẩm về quy trình thu hồi sản phẩm như sau:

1. Thẩm quyền thu hồi sản phẩm

Các cơ quan tổ chức có trách nhiệm, thẩm quyền thu hổi thực phẩm không đảm bảo an toàn theo những quy định sau:

+ Thực phẩm do các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh không đảm bảo an toàn phải được thu hồi tự nguyện hoặc bắt buộc.

+ Cơ quan có thẩm quyền thu hồi bắt buộc bao gồm:

– Cơ quan tiếp nhận hồ sơ tự công bố hoặc đăng ký bản công bố sản phẩm do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định;

– Cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có quyền buộc thu hồi theo quy định tại Nghị định số 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.

2. Trình tự thu hồi thực phẩm tự nguyện

Điều 4 Thông tư 23/2018/TT-BYT thu hồi xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc thẩm quyền Bộ Y tế quy định  về trình tự thu hồi tự nguyện như sau như sau:

1. Trong thời gian tối đa 24 giờ đồng hồ, kể từ thời điểm phát hiện thực phẩm không đảm bảo an toàn hoặc nhận được thông tin phản ánh về sản phẩm không bảo đảm an toàn nếu xác định sản phẩm thuộc trường hợp phải thu hồi, chủ sản phẩm có trách nhiệm sau đây:

a) Thông báo bằng điện thoại, email hoặc các hình thức thông báo tương đương khác. Sau đó thông báo bằng văn bản tới toàn hệ thống sản xuất, kinh doanh (cơ sở sản xuất, các kênh phân phối, đại lý, cửa hàng) để dừng việc sản xuất, kinh doanh và thực hiện thu hồi sản phẩm;

b) Thông báo bằng văn bản tới các cơ quan thông tin đại chúng cấp tỉnh, thành phố và các cơ quan, tổ chức có liên quan khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; trường hợp việc thu hồi được tiến hành trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trở lên thì phải thông báo bằng văn bản tới các cơ quan thông tin đại chúng cấp Trung ương để thông tin cho người tiêu dùng về sản phẩm phải thu hồi;

c) Thông báo bằng văn bản tới cơ quan có thẩm quyền về ATTP về việc thu hồi sản phẩm;

d) Khi thông báo bằng văn bản về việc thu hồi sản phẩm, chủ sản phẩm phải nêu rõ: tên, địa chỉ của chủ sản phẩm và nhà sản xuất, tên sản phẩm, quy cách bao gói, số lô sản xuất, ngày sản xuất và hạn dùng, số lượng, lý do thu hồi sản phẩm, danh sách địa điểm tập kết, tiếp nhận sản phẩm bị thu hồi, thi gian thu hồi sản phẩm.

2. Trong thời gian tối đa 03 ngày kể từ khi kết thúc việc thu hồi, chủ sản phẩm có trách nhiệm báo cáo kết quả việc thu hồi sản phẩm tới cơ quan có thẩm quyền về an toàn thực phẩm theo mẫu quy định tại Mẫu số 06a tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này và đề xuất hình thức xử lý sau thu hồi

3.Trình tự thu hồi sản phẩm bắt buộc

Điều 5 Thông tư 23/2018/TT-BYT thu hồi xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc thẩm quyền Bộ Y tế quy định  về trình tự thu hồi bắt buộc như sau:

1. Trong thời gian tối đa 24 giờ đồng hồ kể từ thời điểm xác định sản phẩm thuộc trường hợp phải thu hồi bắt buộc, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thu hồi quy định tại khoản 2 Điều 18 Thông tư này phải ban hành quyết định thu hồi theo Mẫu số 06b tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Ngay sau khi nhận được quyết định thu hồi, chủ sản phẩm phải thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư này.

3. Trong thời gian 03 ngày, kể từ khi kết thúc việc thu hồi, chủ sản phẩm có trách nhiệm báo cáo kết quả việc thu hồi sản phẩm tới cơ quan đã ban hành quyết định thu hồi theo mẫu quy định tại Mẫu số 06a tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này và đề xuất hình thức xử lý sau thu hồi.

4. Cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi ban hành quyết định thu hồi sản phẩm có trách nhiệm giám sát việc thu hồi và thông báo tới cơ quan có thẩm quyền về an toàn thực phẩm, các cơ quan liên quan để phối hp.

4. Thu hồi trong trường hợp nghiêm trọng, khẩn cấp

Điều 6 Thông tư 23/2018/TT-BYT thu hồi xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc thẩm quyền Bộ Y tế quy định  về trình tự thu hồi trong trường hợp nghiêm trọng, khẩn cấp cụ thể như sau:

1. Trong trường hợp chủ sản phẩm không thực hiện hoặc không thực hiện đầy đủ việc thu hồi sản phẩm không bảo đảm an toàn theo quyết định thu hồi bắt buộc của các cơ quan có thẩm quyền hoặc các trường hợp cấp thiết khác căn cứ theo quy định tại Điểm d Khoản 5 Điều 55 Luật An toàn thực phẩm thì các cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi và sẽ tổ chức việc thu hồi sản phẩm. Quyết định cưỡng chế thu hồi phải nêu rõ những cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm thực hiện việc cưỡng chế, cơ quan, tổ chức sẽ chịu trách nhiệm giám sát hoặc chứng kiến, thời hạn cưỡng chế và hình thức xử lý sản phẩm sau thu hồi.

2. Sau khi kết thúc việc thu hồi và xử lý sản phẩm không bảo đảm an toàn, cơ quan thực hiện việc thu hồi và xử lý sản phẩm sau thu hồi có văn bản thông báo đề nghị chủ sản phẩm thực hiện nghĩa vụ thanh toán chi phí đã thu hồi sản phẩm.

3. Chủ sản phẩm có trách nhiệm thanh toán chi phí thực hiện việc thu hồi và xử lý sản phẩm (nếu có) trong thời hạn chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày có văn bản thông báo của cơ quan đã thực hiện việc thu hồi sản phẩm.

Chia sẻ từ: Báo gia đình 24h

SHARE

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here